đậu tương đen hữu cơ
Tìm kiếm nâng cao:
Nhập từ khóa:   
Lựa chọn:
Tìm trong:
Kết quả tìm kiếm:   14  kết quả

Ý nghĩa của Bất nhị trong Phật giáo (Truyền Bình) Tác giả: Truyền Bình
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể. Các khoa học gia hàng đầu trên thế giới bắt đầu hiểu rằng chỉ có vật ở trong tâm thức, không có vật ở ngoài tâm thức, cho nên trong thực nghiệm khoa học không thể tách riêng chủ thể và đối tượng. Vô hình trung, khoa học cũng đề cập tới lý bất nhị.
Tứ pháp giới của Kinh Hoa Nghiêm (Truyền Bình) Tác giả: Truyền Bình
Tóm lại, pháp là do tâm tạo. Tâm thanh tịnh thì tạo ra thế giới thanh tịnh. Ở cõi thế gian, tâm chúng sinh có thiện có ác, nên cõi giới có vui có khổ. Ở cõi địa ngục, tâm chúng sinh toàn ác nên chỉ có toàn cảnh khổ.
Dựa vào khoa học, chưa phải là "cứu cánh" rốt ráo, hoàn toàn. Vì sao ? (Truyền Bình) Tác giả: Truyền Bình
Điều quan trọng nhất là làm chủ được vận mệnh và hoàn cảnh của mình, làm chủ được sinh lão bệnh tử, thoát khỏi luân hồi, giác ngộ bản tâm. Đó là những điều mà khoa học không thể giúp được cho chúng ta, chúng ta phải tìm kiếm ở lãnh vực tâm linh, mà Phật giáo có thể hướng dẫn...
Ai là nhà Khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại? (Truyền Bình) Tác giả: Truyền Bình
Đức Phật Thích Ca thoát khỏi sinh tử luân hồi, xứng danh Như Lai, vô lượng quang, vô lượng thọ (khắp không gian thời gian) vô thủy vô chung. Trong khi Einstein loay hoay không giải quyết được lý thuyết trường thống nhất. Vì vậy nên tôi chọn Đức Phật Thích Ca là nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại.
Tập quán, thói quen có ý nghĩa thế nào đối với vũ trụ & vạn vật? (Truyền Bình) Tác giả: Truyền Bình
Giác ngộ là nhận ra và tự mình thân chứng tất cả chỉ là không, thì sẽ thoát khỏi tất cả mọi khổ ách. Tuy vậy bậc thánh trí giác ngộ không còn cố chấp, tức là không lọt vào tứ cú (có, không, vừa có vừa không, chẳng có chẳng không) không cố chấp bất cứ chỗ nào, trạng thái đó Kinh Kim Cang diễn tả bằng câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”
Tông chỉ của đạo Phật là phá chấp (Truyền Bình) Tác giả: Truyền Bình
Đạo là con đường tu hành đạt tới giác ngộ. Tu là phá bỏ các tập khí chấp trước. Phật đã chế ra vô số pháp môn để hướng dẫn cho hành giả với đủ loại căn cơ khác nhau tìm cách phá chấp, thay đổi thói quen mê muội bằng cách ăn chay, trì giới, tập các hạnh như nhẫn nhục, bố thí, thực hành một số phương pháp
Phật giáo - chìa khóa vàng để nhận thức về thế giới ? (Truyền Bình) Tác giả: Truyền Bình
Cái thế giới tiềm thể (world of potentialities) mà Heisenberg đề cập, còn phải đợi điều kiện gì để trở thành hiện thực ? Nó phải đợi một cái vô minh thứ hai, đó là nhất niệm vô minh, nói theo thuật ngữ Phật giáo, còn thông thường ta gọi đó là thức hay ý thức. Cấu trúc vật chất tuy ảo nhưng nó vẫn tương đối vững bền và tiếp tục phát triển thành những cấu trúc mới.
Dalida: “Tôi không thể chịu đựng nổi cuộc sống” (Truyền Bình) Tác giả: Truyền Bình
Theo Phật pháp đó là nghiệp của bà, do chính cái ngã của bà tạo ra chứ chẳng phải do trời, bà không có duyên với Phật pháp để hiểu được nhân quả, thập nhị nhân duyên, và lầm tưởng không có cách nào để giải quyết bế tắc đến nỗi phải tự tử. Trường hợp này Phật pháp gọi là sinh khổ. Đáng tiếc thay cho một phụ nữ tài danh !
Luận về "Thời" & "Không" là gì? (Truyền Bình) Tác giả: Truyền Bình
Tất cả thông tin, tất cả năng lượng đều nằm trong A-lại-da thức, khi làm chủ được nó, vận dụng được nó, thì đó là chánh biến tri, vô lượng quang, vô lượng thọ. Chẳng có không gian, chẳng có thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai gì hết, số lượng cũng không. Lịch sử vũ trụ, lịch sử địa cầu, lịch sử loài người đều chỉ là vọng tưởng do vô minh kiến lập
Lục căn, lục trần, lục thức = 18 cảnh giới Tác giả: Truyền Bình
Khoa học giải thích vũ trụ bắt đầu từ Big Bang. Trước Big Bang là một vũ trụ khác. Sau Big Bang là vũ trụ mà ta đang sống. Theo Phật giáo, Big Bang và những gì diễn ra sau đó đều là vô thủy vô minh. Vô thủy là không có bắt đầu. Vô minh là không sáng tỏ, là mê mờ, đó chính là nhân duyên số một làm phát sinh vũ trụ vạn vật.
Tham chiếu giữa Khoa học & Phật giáo Tác giả: Truyền Bình
Khoa học dù có những tiến bộ ngoạn mục, thần kỳ, tưởng có thể cướp quyền tạo hóa, nhưng thật ra vẫn không thể giải quyết nhiều vấn đề rất cơ bản của con người, lý do là KH vẫn còn nhiều vướng mắc (chấp pháp, cho rằng thế giới là có thật) và chấp ngã (cho rằng cái ta có thật) và suốt đời con người chạy theo danh vọng, tiền tài, tính dục, rồi đến tổ quốc, dân tộc, văn hóa, tôn giáo…và nhiều ảo vọng khác.
  Đức Phật A - Di - Đà là Ai? Tác giả: Truyền Bình
Đức Phật mới bày ra tám vạn bốn ngàn pháp môn để thích ứng với từng loại căn cơ mê muội của chúng sinh, trong đó có pháp môn Niệm Phật còn gọi Tịnh Độ Tông (淨土宗 chữ 土 trường hợp này đọc là độ, không đọc là thổ) người tu cứ niệm Nam mô A Di Đà Phật để cầu vãng sinh về cõi giới Tây phương cực lạc của Phật A Di Đà
Thế lưu bố tưởng và các hiện tượng "lạ"... thường Tác giả: Truyền Bình
Khoa học chỉ dựa trên tư duy lô gích của bộ não thuộc bán cầu trái, hay dù cảm nhận trực giác bằng bán cầu phải thì nhận thức cũng đã bị cơ chế ảo hóa của 18 cảnh giới làm cho lầm lạc, không bao giờ thấy được bản chất. Ví dụ ta thấy và cảm nhận vật chất, màu sắc, nước…, đó chỉ là tâm thức tổng hợp từ 6 giác quan, nhà khoa học ắt hẳn biết rõ là chúng không có thật, bản chất của chúng là gì thì cũng không xác định được, quark, electron cũng không hẳn là có thật.
“Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” và cấu trúc "sáng tạo" từ chỗ không có gì tới chỗ có tất cả? Tác giả: Truyền Bình
Phải chăng vị sư chùa Bảo Lâm là Trí Dược Tam Tạng đã nắm được thông tin (nhờ có thần thông) biết được quá khứ vị lai, nhưng khi chúng ta lý giải bằng khoa học thì thông tin đó được truyền, hoặc giả sẵn có, khắp không gian chứa trong các hạt neutrino. Một trường hợp khác cũng được ghi lại trong sử sách là nhà thơ Hoàng Đình Kiên
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp